Thứ Ba, 12 tháng 12, 2023

Diễn đạt lại một cách không rõ ràng, xuyên tạc làm méo mó Chủ nghĩa Mác

     Có mấy biến thể Chủ nghĩa Mác-Lênin mà bấy lâu nay một bộ phận người cộng sản đã ngộ nhận, ở mức độ này hay khác, lầm lẫn dù tự giác hay không tự giác, trực tiếp làm lệch lạc nhận thức về Chủ nghĩa Mác-Lênin, vô hình bôi nhọ và phủ định nó.

          Dạng biến thể Chủ nghĩa Mác-Lênin được dựng lên một cách giả trá theo chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa cơ hội. Trên bình diện này, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại, với bản chất cố hữu của nó, đã sử dụng một cách khôn ngoan chủ nghĩa thực dụng làm cơ sở phương pháp luận cho nó. Họ nhân danh Chủ nghĩa Mác-Lênin để thực hiện mưu toan tước bỏ nội dung giai cấp và tính cách mạng cốt làm méo mó, sai lệch ý tưởng của Mác, kỳ thực nhằm chống phá, phủ định Chủ nghĩa Mác-Lênin.

          Tất cả các luận đề của Mác, Ăngghen (Friedrich Engels), Lênin đều bị diễn đạt lại một cách không rõ ràng, hết sức trừu tượng đến mức phi lô-gích và lịch sử... bằng những mánh khóe bịp bợm, điều hòa đến mức không thể nào hiểu được một cách rõ ràng và dứt khoát. Nói như Lênin, bao giờ nó cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co, uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách “thỏa thuận” với cả quan điểm này lẫn quan điểm kia, vì nó quy những bất đồng ý kiến của mình lại thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài nghi, những nguyện vọng thành tâm và vô hại...

          Từ đó Chủ nghĩa Mác-Lênin, qua bàn tay “nhào nặn” của những kẻ cơ hội và xét lại, chỉ còn là nhãn hiệu, chỉ còn là “xác” bằng sự tưởng tượng ngây thơ nhưng có sức nặng đủ để tự phản lại và giết chết chính nó, khi nằm trong tay họ, vô hình bóp nghẹt công tác lý luận, như lịch sử đã từng cảnh cáo.

Nhận diện những biến thể chủ yếu của Chủ nghĩa Mác-Lênin, dù chưa đầy đủ nhưng cốt để nói rằng, chúng ta cần tỉnh táo và cấp bách trở về với Chủ nghĩa Mác-Lênin, như nó vốn có và trả lại cho nó những giá trị đúng như nó đã có và đang được hiện thực hóa một cách không gì cưỡng nổi. Cố nhiên, đây là một công việc cực kỳ khó khăn nhưng không thể nào khác được, nếu muốn tiếp tục phát triển công tác lý luận ngang tầm sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Cắt xén, chắp vá một cách thực dụng, làm méo mó Chủ nghĩa Mác

     Có mấy biến thể Chủ nghĩa Mác-Lênin mà bấy lâu nay một bộ phận người cộng sản đã ngộ nhận, ở mức độ này hay khác, lầm lẫn dù tự giác hay không tự giác, trực tiếp làm lệch lạc nhận thức về Chủ nghĩa Mác-Lênin, vô hình bôi nhọ và phủ định nó.

          Biến thể Chủ nghĩa Mác-Lênin được tồn tại một cách phổ biến theo kiểu bị cắt xén, chắp vá một cách thực dụng. Bằng cách phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan, với các quy luật khách quan cũng như mối liên hệ hữu cơ giữa các sự vật, hiện tượng, người ta tuyệt đối hóa vai trò ngẫu nhiên, vai trò cảm giác và kinh nghiệm chủ quan.

Và điều tệ hại, nguy hiểm nhất là người ta không thừa nhận tính chất khách quan của chân lý mà cho rằng chân lý do chủ quan cá nhân quyết định, không phải chỉ có một chân lý mà có nhiều chân lý, chỉ có cái gì có lợi cho họ mới là chân lý (!). Chủ nghĩa Mác-Lênin được nhào nặn và tạo ra dưới bàn tay của họ, theo cách đó. Và thế là Chủ nghĩa Mác-Lênin bị biến thành chủ nghĩa công cụ, chủ nghĩa hành vi, là thứ triết học của sức mạnh, dưới sự chi phối của chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa cơ hội.

Chia cắt, biệt lập Mác thời trẻ, đối lập Mác với Lênin biến thể làm méo mó Chủ nghĩa Mác

 

Có mấy biến thể Chủ nghĩa Mác-Lênin mà bấy lâu nay một bộ phận người cộng sản đã ngộ nhận, ở mức độ này hay khác, lầm lẫn dù tự giác hay không tự giác, trực tiếp làm lệch lạc nhận thức về Chủ nghĩa Mác-Lênin, vô hình bôi nhọ và phủ định nó.

          Biến thể Chủ nghĩa Mác-Lênin được tạo ra tồn tại dưới dạng sản phẩm của sự diễn dịch chủ quan và giáo điều. Đây là dạng mà ngay lúc còn sinh thời, chính Mác phải thốt lên: “Tôi không phải là Mác và người theo Chủ nghĩa Mác”, khi ông đọc lại chính tư tưởng của mình, qua sự giới thiệu của những người cùng thời.

          Giờ đây, người ta lại chia cắt, biệt lập Mác thời trẻ và đem đối lập với Mác sau này; đem đối lập Mác với Lênin.Với Lênin, người ta cũng làm vậy. Nhất là sau khi Lênin mất, những di sản tư tưởng vĩ đại của ông bị người ta giải thích một cách thiên kiến, cứng nhắc, chủ quan và thô lậu. Và để tạo ra một thứ, theo họ được gọi là Chủ nghĩa Mác-Lênin, người ta đánh một dấu cộng đơn thuần, giữa Mác và Lênin, một cách hình thức, rồi coi như hoàn tất mọi việc.


Âm mưu xuyên tạc, hạ bệ Chủ nghĩa Mác

     Chính những kẻ từng khoác áo mác-xít sống được và thành danh nhờ Chủ nghĩa Mác-Lênin, sau năm 1991 và giờ đây lại quay sang coi C.Mác (Karl Marx), V.I.Lênin (Vladimir I.Lenin) như những “nhà tiên tri không thành đạt” (!), như những “ông thầy bói của lịch sử” (!).

          Nhưng chính những học giả của giai cấp tư sản, thông minh và bản lĩnh hơn những kẻ giả danh mác-xít nói trên, khi chính họ nhận ra sự “báo ứng” nan giải, sẽ trở nên vô phương cứu chữa đối với sự “cùng quẫn” của thể chế tư sản, lúc họ thiếu C.Mác. Bởi vì ở thời khắc cam go và hết sức phức tạp của lịch sử, ngay trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa, hiện nay đang khủng hoảng bởi thiếu một xung lực đúng đắn từ lĩnh vực tưởng ngỡ như nó nằm ngoài phạm vi hoạt động thực tiễn.

          Đó là lĩnh vực lý luận về kinh tế và xã hội, khi những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 1997, 1998 và 2008; khi vấn nạn môi trường sinh thái toàn cầu lan rộng mà các quốc gia tư sản vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân không thể chối cưỡng. Điều đó giải thích vì sao chủ nghĩa tư bản (CNTB) và các phong trào chống lại “CNTB toàn cầu” đang bộc lộ sự lúng túng, yếu kém, thậm chí bất lực của chúng, vì họ thiếu một nền tảng lý luận xã hội căn bản, khoa học và phù hợp. 

          Nhận thức về nhu cầu bất khả kháng đó, không phải ai khác và cũng không phải ở đâu khác, chính Jacques Derrida-một triết gia danh tiếng phương Tây đã phải thốt lên:Chúng ta phải trở về với Mác. Nhân loại không có tương lai mà lại không có Mác.

          Điều đó đã lan tỏa sang cả nước Mỹ, khi ông Bao-lô-xu-ây-xi, một giáo sư đại học tại bang Florida, lên tiếng cảnh tỉnh: Nếu chủ nghĩa xã hội (CNXH) dùng trí lực của nhân loại-giống như Mác đã nói-thế thì, rất rõ ràng, ngoài CNXH không có sự cứu thế nào khác; và ngài M.Kha-rin-tơn, một nhà văn hóa học người Mỹ, dõng dạc tuyên bố: CNXH sẽ là người kế thừa các cuộc cách mạng tư sản vĩ đại, là phong trào hiện thực “tự do, bình đẳng, bác ái”, những điều không thể thực hiện được trong khuôn khổ của CNTB.

          Hiện nay, điều đáng nói hơn, ngay cả một bộ phận người cộng sản, trong hành trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sản do chính Chủ nghĩa Mác-Lênin khởi xướng, vào những thời khắc khó khăn nhất, lại cũng tỏ ra do dự, hoài nghi, lúng túng; thậm chí, cả bằng sự thẩm xét hời hợt, nông cạn một cách hình thức qua các thái độ hoặc là ngoảnh mặt thờ ơ hoặc là kỳ thị, chối bỏ, rồi quay ra công kích Chủ nghĩa Mác.

          Sẽ trở thành ảo tưởng đáng thương hại, khi ai đó có thể tưởng tượng ra và kỳ vọng về một cuộc “cuộc duyệt binh” trong sự phát triển của những người làm lý luận mác-xít, với thứ mong muốn “đồng phục” về chính trị, về tư tưởng và trí lực. Trong sự phát triển và tiến hóa của tự nhiên cũng như vậy.Những kỳ vọng về sự thuần chủng tuyệt đối của một loài sinh vật nào đó là sự ảo tưởng, trái quy luật tự nhiên.

         

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

VIỆT – LÀO HAI NƯỚC CHÚNG TA, TÌNH SÂU HƠN NƯỚC HỒNG HÀ, CỬU LONG

 

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, núi liền núi, cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn, sông liền sông, cùng uống chung dòng nước sông Mekong, tương đồng văn hóa, giàu lòng nhân ái, bang giao hữu nghị, gắn bó lâu đời suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, mối quan hệ keo sơn đó đã phát triển mạnh mẽ lên tầm cao mới, trở thành nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm cho sự thành công của cách mạng mỗi nước.

Cùng cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong cùng các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối của hai nước đã chung tay gây dựng, gìn giữ và dày công vun đắp cho tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết gắn bó chặt chẽ và liên minh chiến đấu của cách mạng hai nước.

Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống thực dân, liên quân Việt - Lào chung chiến hào, vượt qua bao gian khổ để đưa sự nghiệp kháng chiến của cả hai nước đi đến thắng lợi với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 chấn động địa cầu.

Cách đây 61 năm, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa đế quốc của nhân dân Việt Nam và Lào vô cùng ác liệt, nhất là sau khi Hiệp định Geneva năm 1962 về Lào được ký kết - một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng hai nước, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962. Đây là sự kiện trọng đại, mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất, quân và dân Việt - Lào đã dành cho nhau sự chia sẻ sâu sắc và to lớn về vật chất lẫn tinh thần, “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” để viết tiếp bản anh hùng ca bất tử về tình đoàn kết chiến đấu.

Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã cử hàng vạn cán bộ, chiến sĩ sang phối hợp, giúp đỡ và sát cánh chiến đấu cùng quân và dân Lào. Cũng với tình cảm đặc biệt, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã hết lòng hết sức hỗ trợ Việt Nam xây dựng “Đường Hồ Chí Minh”, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”… Sự giúp đỡ lẫn nhau vô cùng to lớn và cao đẹp đó đã trở thành sức mạnh vô song, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của mỗi nước đi đến thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.

Sau khi hòa bình lập lại, hai nước đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác vào ngày 18/7/1977, là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để không ngừng củng cố và phát triển toàn diện quan hệ Việt Nam - Lào trong thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Đây là một dấu mốc vô cùng quan trọng đối với cách mạng hai nước, khẳng định trên nền tảng vững chắc của tình đoàn kết và hữu nghị không gì lay chuyển được giữa nhân dân hai nước, tình đồng chí vĩ đại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được tôi luyện qua hàng chục năm sát cánh chiến đấu giành độc lập, tự do, hai nước Việt Nam và Lào nguyện hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau với tình cảm vô tư, trong sáng để cùng nhau bảo vệ độc lập, hòa bình và phát triển kinh tế - xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của mỗi nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó quan hệ Việt Nam - Lào không ngừng phát triển toàn diện và ngày càng đi vào chiều sâu.

Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác hai nước trên tất cả các lĩnh vực.

Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng 60 năm qua, Việt Nam và Lào luôn tự hào về mối quan hệ đặc biệt, vừa là đồng chí, vừa là anh em giữa hai nước. Đó là mối quan hệ do Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong đặt nền móng và được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp.

Đó là mối quan hệ xuất phát từ tình đồng chí thủy chung giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào luôn sát cánh bên nhau trong đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước ngày nay. Đó cũng là mối quan hệ đáp ứng nguyện vọng chung tha thiết của nhân dân hai nước về tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trên tinh thần nhân văn “giúp bạn là tự giúp mình”, hợp tác hữu nghị, bình đẳng và cùng có lợi.

Mối quan hệ thủy chung, trong sáng giữa hai Đảng và hai nước đã trở thành mối quan hệ mẫu mực, hiếm có trên thế giới như Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã khẳng định: “Trong lịch sử cách mạng thế giới cũng đã có những tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt, lâu dài, toàn diện đến như vậy”.

Quan hệ Việt-Lào luôn có vị trí ưu tiên hàng đầu trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc rằng, mỗi thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất trước đây cũng như trong công cuộc đổi mới ngày nay của Việt Nam đều gắn liền với sự đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào. Trong trái tim của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam mãi mãi khắc sâu lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Việt - Lào hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.

 

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN NHỮNG THÀNH TỰU TRONG BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

 


Hiện nay trên nhiều trang mạng trong và ngoài nước cũng như một số phương tiện truyền thông quốc tế, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lấy danh nghĩa “dân chủ, nhân quyền” ra sức xuyên tạc tình hình thực tế tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, họ triệt để lợi dụng sự đánh giá không khách quan, trung thực, thiếu thiện chí của một số hãng thông tấn, báo chí nước ngoài về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền nhằm hạ thấp vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Các tổ chức nhân danh báo chí như: “Phóng viên không biên giới”, “The project 88”… vu khống Việt Nam bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí , gây sức ép đòi thả tự do cho các đối tượng bị cơ quan chức năng bắt giữ do vi phạm pháp luật Việt Nam như: Trần Thị Tuyết Diệu, Lê Trọng Hùng, Trần Quốc Khánh, Trương Châu Hữu Danh,… Thậm chí, đằng sau mưu đồ đó, chúng tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức chống đối lật đổ chính quyền.

Tuy nhiên, cần khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, luôn tuân thủ luật pháp quốc tế. Ngày 9/11/1946, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp gồm 7 chương, 70 điều, trong đó, quyền tự do ngôn luận được hiến định ở Điều thứ 10: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Trong các văn kiện của Đảng, các bản Hiến pháp các năm 1959, 1980, 1992 và 2013 đều khẳng định và hiện thực hóa quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin”. Điều 10 của luật này cũng quy định công dân có quyền tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai, đồng thời được yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.

Đối với quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân được quy định tại Điều 11, Luật Báo chí sửa đổi: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân”. Đồng thời, khẳng định “Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”. Thực tế, đến hết năm 2020, Việt Nam có 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động, 779 cơ quan báo chí (trong đó có 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử), 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền. Theo thống kê năm 2020, Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, số người dùng Facebook tại Việt Nam có 69.280.000 người, chiếm 70,1% dân số. Sóng của những hãng thông tấn, báo chí lớn như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg… đều được tiếp cận dễ dàng tại Việt Nam.

Những dữ kiện trên phần nào đã khẳng định những thành tựu to lớn và vững chắc trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam, đồng thời là cái tát vào mặt những kẻ rêu rao rằng: Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí.

 

TÔN VINH CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP ĐẠI TƯỚNG MAI CHÍ THỌ

 


Ông Mai Chí Thọ là vị Đại tướng đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam; là cán bộ lãnh đạo bản lĩnh, có tầm nhìn xa, tư duy đổi mới, quyết liệt

Ngày 12-7, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh Đại tướng Mai Chí Thọ (15.7.1922 - 15.7.2022), Bộ Công an và Thành ủy TP HCM phối hợp tổ chức hội thảo khoa học "Đại tướng Mai Chí Thọ với lực lượng Công an nhân dân Việt Nam và Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP HCM". Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì hội thảo.

Sâu sát, bình dị với chiến sĩ, nhân dân

Đại tướng Lê Hồng Anh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an - cho biết ngay khi còn là một cán bộ trẻ, mới tham gia phong trào cách mạng, ông đã được nghe những câu chuyện cảm động và rất đáng khâm phục về tấm gương tận tụy, dũng cảm, trí tuệ của Đại tướng Mai Chí Thọ. "Trong cảm nhận và suy nghĩ của nhiều đồng chí, đồng bào, anh Năm Xuân (bí danh của Đại tướng Mai Chí Thọ) là nhà lãnh đạo rất sâu sát với đời sống chiến sĩ, nhân dân; rất tâm lý với những suy tư, trăn trở, khó khăn của cấp dưới. Cương quyết, thậm chí quyết liệt với kẻ thù, nhưng với đồng bào, đồng chí, anh Năm Xuân bao giờ cũng thể hiện thái độ đúng mực, tỉnh táo, mềm mỏng" - Đại tướng Lê Hồng Anh hồi tưởng.

PGS-TS Phan Xuân Biên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, từng công tác tại Văn phòng Bộ Tư lệnh Phân khu 6, sau này là Quân khu Sài Gòn - Gia Định, kể ông thường xuyên gặp chú Năm Xuân - lúc đó là Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chính ủy quân khu. Chia sẻ về phong trào cách mạng đô thị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bí thư Thành ủy Mai Chí Thọ (1973-1975), PGS-TS Phan Xuân Biên cho hay: "Với cương vị là Bí thư Thành ủy trực tiếp phụ trách nội thành, trong thời gian ngắn, đồng chí Mai Chí Thọ lãnh đạo Thành ủy Sài Gòn - Gia Định tích cực tổ chức nhiều cao trào chính trị tiến tới một cuộc bùng nổ cách mạng vừa căn cơ theo từng bước vững chắc vừa nhạy bén, triệt để thực hiện các mục tiêu khi có thời cơ".

Trung tướng Võ Viết Thanh - nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Chủ tịch UBND TP HCM - cho biết trong sinh hoạt, Đại tướng Mai Chí Thọ rất bình dân. Cố Đại tướng tối kỵ với bệnh hình thức, tốn kém vô nghĩa hoặc tâng bốc nhau mang tính cơ hội, xu nịnh. "Khi đồng chí Mai Chí Thọ được nhà nước phong hàm Đại tướng đầu tiên trong ngành công an, không có tiệc tùng hoặc nhận quà cáp của bất cứ ai. Tôi chỉ mời Đại tướng và một số ít anh em đến nơi tôi ở tại Hà Nội ăn bữa cơm với mắm kho cá đồng" - ông Võ Viết Thanh nhớ lại.

Có mặt tại hội thảo, bà Phan Thị Thanh Xuân, con gái Đại tướng Mai Chí Thọ, tâm sự: Trong gia đình, các con luôn nhớ đến hình ảnh Đại tướng quyết liệt, bỏ nhiều công sức giải quyết bộn bề công việc sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975); trong công cuộc cải cách, đổi mới để vượt qua bao vây cấm vận, nhiều khó khăn trong đổi mới và đối ngoại, nhiều trì trệ thời bao cấp. "Từ năm 1991, ông chính thức nghỉ hưu và thôi các chức vụ, chúng tôi mới thực sự cảm nhận được về con người ông và thêm ngưỡng mộ cha mình. Có lần ông nói rất sung sướng khi ra phố, dạo chợ được mọi người chào mời, tiếp đón bình dân" - bà Xuân chia sẻ thêm.

Năng động, sáng tạo, quyết liệt

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên nhìn nhận Đại tướng Mai Chí Thọ là cán bộ lãnh đạo xuất sắc và mẫu mực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố; một nhà lãnh đạo gần gũi, thân thương, chí tình, chí nghĩa, giản dị, gương mẫu.

Điểm lại cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi hơn 70 năm của Đại tướng Mai Chí Thọ, Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh: Trải qua 2 cuộc kháng chiến, Đại tướng Mai Chí Thọ luôn có mặt ở nơi đầu sóng ngọn gió, từ miền Tây đến miền Đông Nam Bộ; được giao nhiều trọng trách và ở cương vị nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển thành phố, Đại tướng là nhà lãnh đạo bản lĩnh, có tầm nhìn xa, tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo, quyết liệt. Những phẩm chất này đã lan tỏa ra nhiều nơi trong cả nước, góp phần quan trọng vào đường lối đổi mới đất nước.

Khi trở thành Bộ trưởng Bộ Công an trong giai đoạn đổi mới, Đại tướng đã cùng Đảng ủy, tập thể lãnh đạo bộ đề ra những chủ trương, biện pháp quan trọng, chỉ đạo toàn lực lượng công an thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh - trật tự, giữ vững ổn định chính trị, tô thắm truyền thống anh hùng của lực lượng Công an nhân dân "vì nước quên thân vì dân phục vụ". "Di sản Đại tướng để lại khó kể hết được nhưng những gì đọng lại là một nhân cách lớn, phẩm chất đạo đức trong sáng với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, tính cách mạnh mẽ, khẳng khái, bộc trực, đầy lòng nhân ái, vị tha, hết lòng vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân" - Bí thư Nguyễn Văn Nên bày tỏ.

Trong những năm tháng cuối đời, Đại tướng Mai Chí Thọ vẫn luôn dành trí tuệ, tâm sức, tình cảm cho công tác xây dựng Đảng, chính quyền, lực lượng công an trong sạch, vững mạnh; đóng góp to lớn trong vận động xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học và nhiều hoạt động xã hội.

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đánh giá hội thảo đã đạt được những kết quả quan trọng. Thứ nhất, tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của Đại tướng với sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, lực lượng Công an nhân dân, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP HCM nói riêng. Trong đó, có những quyết sách, nỗ lực nhằm ổn định xã hội, sáng tạo "vượt rào" để phát triển kinh tế ở TP HCM và đổi mới toàn diện công tác công an, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thứ hai, phân tích, làm sâu sắc hơn những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đại tướng Mai Chí Thọ về đổi mới kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ ba, đúc rút được những kinh nghiệm quý báu từ cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đại tướng, cần được vận dụng vào thực tiễn hoạt động của TP HCM và Bộ Công an, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng lực lượng công an ngày càng vững mạnh.

Tấm gương sáng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Nam Định

Đại tướng Mai Chí Thọ sinh ra ở tỉnh Nam Định, phần lớn cuộc đời hoạt động cách mạng gắn bó máu thịt với Sài Gòn - Gia Định - TP HCM. Ông vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất, Huy chương "Vì an ninh Tổ quốc" và nhiều phần thưởng cao quý khác của bạn bè quốc tế.

Tự hào về người anh hùng của quê hương Nam Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc nhấn mạnh: "Cuộc đời, sự nghiệp và nhân cách cao đẹp của đồng chí Mai Chí Thọ là tài sản vô giá, làm rạng danh quê hương, đất nước và là tấm gương sáng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nam Định học tập, noi theo".